Ở bài viết này, Công ty đào tạo kế toán Hà Nội giới thiệu tới các bạn những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc kế toán và hướng dẫn cách trả lời cho các câu hỏi đó. Có thể rất hữu ích đối với các bạn đang chuẩn bị đi phỏng vấn xin việc.

pvketoan

Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay để tìm được công viêc đúng chuyên môn và thích hợp là một điều không hề dễ dàng đối với các bạn sinh viên mới ra trường.

  • Không chỉ cạnh tranh với hàng trăm hồ sơ xin việc khác mà bạn còn phải làm hài lòng nhà tuyển dụng.
  • Nếu bạn có năng lực nhưng không lấy được lòng nhà tuyển dụng thì cũng rất khó thuyết phục được nhà tuyển dụng
  • Nếu bạn không trả lời tốt trong buổi phỏng vấn thì khả năng bị loại là rất cao.

Các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc?

1. Bạn hãy giới thiệu về bản thân:

Cách trả lời:

Đối với câu hỏi này, bạn có thể giới thiệu sơ qua về quá trình học tập,kinh nghiệm làm việc và kỹ năng (những điều tốt nhất và thuận lời nhất để làm tốt vị trí các bạn đang muốn xin vào). Nội dung trình bày không nên quá dài cũng không nên lan man hay quá chau truốt. Hãy trả lời một cách ngắn gọn và cô đọng nhất. Nếu trả lời tốt, bạn sẽ có nhiều sự tự tin hơn.

2. Bạn biết gì về công ty chúng tôi?

Cách trả lời:

Câu hỏi này khá quan trọng vì nó thể hiện rằng bạn có thực sự quan tâm tới vị trí bạn ứng tuyển vào công ty của họ hay không vì thế trước khi đi phỏng vấn bạn nên dành thời gian tìm hiểu về công ty đó trên mạng qua website, bạn bè là bạn có thể trả lời câu hỏi này một cách tốt nhất.

Ví dụ: Công ty CP Nghiên cứu & Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội với thương hiệu Trung tâm Kế toán Hà Nội được thành lập từ năm 2006, cho đến nay đã có 26 cơ sở đào tạo trên khắp cả nước, chuyên đào tạo kế toán thực hành thực tế, làm dịch vụ kế toán cho các doanh nghiệp trên khắp cả nước, tư vấn thuế kế toán cho các doanh nghiệp trên khắp toàn quốc…

3. Tại sao bạn lại ứng tuyển vào vị trí này?

Cách trả lời:

Bạn có thể trả lời: “Trong quá trình tìm hiểu về công ty, tôi nhận thấy đây sẽ là một cơ hội tốt để tôi có thể đóng góp những kinh nghiệm và kỹ năng đã có để được cống hiến cho công ty”. Nếu có thẻ, bạn nên bày tỏ niềm khao khát được làm việc cho công ty và những nhân tố đã tạo nên sức hút đối với bạn.

4. Bạn đã đi làm ở đâu chưa?

Cách trả lời:

Bạn hãy trình bày những kỹ năng, kinh nghiệm mà bạn đã học được trong quá trình làm việc trước đó. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm hãy trình bày quá trình đi thực tập của bạn, bạn đã học hỏi được gì ở công ty đó, kinh nghiệm trong quá trình thực tập…

5. Vì sao bạn lại nghỉ việc ở công ty đó?

Cách trả lời:

Bạn hãy tỏ ra càng khách quan càng tốt, và tránh đi sâu vào vấn đề này. Bạn đừng trình bày là quản lý ở đó không coi trọng bạn. Nếu bạn không thích thì bạn cũng chỉ nên nghĩ về những điểm tich cực để trình bày, hay công ty đó không tốt.

6. Tại sao bạn nghĩ là phù hợp với vị trí đó?

Cách trả lời:

Hãy nhấn mạnh vào một số kỹ năng của bạn phù hợp với công việc và khả năng. Đặc biệt là bạn có thể đưa ra kinh nghiệm giải quyết một số vấn đề khó khăn tương tự bạn đã từng trải qua.

7. Bạn có mong muốn gì cho công việc?

Cách trả lời:

Nếu như bạn trả lời một cách chân thật về công việc trong mơ của bạn thì tất nhiên nhà tuyển dụng sẽ lắng nghe và có những đánh giá mặt cảm tính tốt. Tuy nhiên về mặt lý tính, họ sẽ so sách công việc trong mơ của bạn với công việc thực sự họ cần ở bạn và nếu có quá ít điểm chung thì nguy cơ bị loại của bạn sẽ tăng lên. Vì vậy nếu vị trí bạn nộp đơn xin việc không phù hợp với ước mơ thì hãy đưa ra những câu trả lời khuôn mẫu. Ví dụ: Mơ ước một môi trường làm việc năng động, được giao tiếp, được học hỏi kinh nghiệm để phát triển…

8. Điểm mạnh của bạn là gì?

Cách trả lời:

Đối với câu hỏi này, bạn cần phải chuẩn bị thật tốt và nhớ phải gắn với công việc đang nộp đơn. Hãy nêu các điểm bạn thật sự mạnh và hiệu quả bạn sẽ đem lại đối với công việc trên, đồng thời đừng quên những ví dụ mà bạ đã thực hiện ở công việc trước đó.

9. Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

Với câu hỏi này, bạn hãy cố gắng từ từ để trả lời cho đến khi bạn biết được các thông tin cụ thể về công việc và mức lương mà công ty trả cho các vị trí tương tự. Và câu hỏi này sẽ có 2 trường hợp như sau:

Đối với những người đã đi làm và có kinh nghiệm: Nếu tình thế quá bắt buộc bạn có thể trả lời như: Anh/Chị đã được biết mức lương của tôi ở công ty A, tôi hy vọng là sẽ có một bước tiến khi đến làm việc tại đây. Có lẽ, chúng ta nên bàn bạc thêm về các nghĩa vụ và phạm vi công việc mà tôi phải đảm nhận trước khi trả lời câu hỏi này. Hoặc có thể bạn đưa ra 1 mức lương mà bạn cảm thấy xứng đáng với năng lực.

Đối với các bạn sinh viên mới ra trường: các bạn không nên đưa ra mức lương cụ thể được. Các bạn có thể trả lời: Em chỉ mong muốn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, được học hỏi kinh nghiệm thực tế, được làm việc cho công ty. Công ty có thể trả lương phù hợp với năng lực và thành quả của em làm cho công ty.

10. Nếu được nhận vào làm thì bạn có mong muốn và sẽ làm gì?

Đây là câu hỏi vô cùng hóc búa, vì bạn không thể có câu trả lời cụ thể nếu không nắm vững một số chi tiết về vị trí công việc, công ty và nền văn hóa. Thậm chí, nếu bạn có được câu trả lời, hãy thật thận trọng khi mô tả về các thay đổi sâu rộng sẽ mang đến cho công ty. Nếu người phỏng vấn không đưa ra các vấn đề mà bạn cảm thấy tự tin để giải đáp, hãy giải thích khôn khéo rằng bạn cần tìm hiểu thêm về công ty, trao đổi với nhân viên, thực hiện các cuộc thi đánh giá trước khi đề ra bất kỳ kiến nghị thay đổi nào.

Lưu ý: Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn các bạn nên nói lời cảm ơn với nhà tuyển dụng.