Sau khi mới thành lập, người kế toán của doanh nghiệp đó phải làm rất nhiều công việc cần thiết. Bài viết dưới đây Kế toán Hà Nội sẽ giới thiệu đến bạn đọc các việc cần thiết người kế toán phải làm sau khi thành lập doanh nghiệp.

Các việc kế toán phải làm cho doanh nghiệp mới thành lập

Các việc cần thiết phải làm ngay đầu tiên là kiểm tra nội dung Giấy Phép Kinh Doanh (GPKD), nếu chưa chính xác, doanh nghiệp có quyền gửi thông báo và yêu cầu cơ quan Đăng ký kinh doanh đính hiệu lại cho phù hợp với hồ sơ Đăng ký mà doanh nghiệp đã nộp.

1. Trình tự các việc cần làm sau khi có GPKD

  1. Việc đầu tiên cần làm là doanh nghiệp phải đi làm con dấu tại Công an
  2. Thứ hai, đăng bố cáo thành lập DN trên báo viết hoặc báo điện tử 03 số liên tiếp trong vòng 30 ngày kể từ ngày cấp phép.
  3. Thứ ba, treo bảng tại trụ sở công ty.
  4. Thứ tư, lập Hợp đồng mượn nhà, hoặc thuê nhà (nếu thuê nhà thì phải công chứng hợp đồng sau đó nộp lên cơ quan thuế để lấy hóa đơn thuê nhà làm chi phí)
  5. Thứ năm, lập hồ sơ khai thuế môn bài theo Mẫu: 01MBAI/TT156/2013/BTC; Bậc thuế môn bài kê vào tờ khai theo bậc dựa trên vốn điều lệ kê trên giấy phép ĐKKD và nộp thuế môn bài cho Chi cục thuế nơi DN đặt trụ sở chính. Thời hạn châm nhất 10 ngày sau khi cấp giấy phép ĐKKD. (Khi đi nộp kèm theo bảo sao GPĐKKD)
  6. Thứ sáu, thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với Cơ quan ĐKKD nếu là DN có vốn đầu tư nước ngoài.
  7. Thứ bảy, đặt in hóa đơn VAT nếu đủ điều kiện áp dụng theo TT219/2013/BTC ( ĐK áp dụng: DN mới thành lập có TSCĐ>=1 tỷ đồng trở lên (không phải là xe ô tô dưới 9 chỗ trừ đơn vị KD vận tải, du lịch, khách sạn.) hoặc đến thời điểm đặt in DN phải góp vốn >= 15 tỷ đồng trở lên; hoặc doanh nghiệp có dự án đầu tư >= 1 tỷ đồng trở lên. DN có doanh thu của năm trước liền kề >= 1 tỷ đồng)
  8. Thứ tám, nếu DN mới thành lập không đủ điều kiện thì phải thực hiện làm đơn (theo mẫu) để mua hóa đơn thông thường tại cơ quan thuế
  9. Thứ chín, lập sổ đăng ký thành viên/cổ đông, giấy chứng nhận góp vốn theo quy định tại Điều 28, Điều 60 – Luật DN 2005. Nếu DN nào thành lập sau ngày 01/03/2014 thì  hướng dẫn DN góp vốn bằng tiền phải nộp tiền vào tài khoản công ty tại Ngân hàng ( Áp dụng theo NĐ số: 222/2013/CP-BTC- Quy định góp vốn)
  10. Thứ mười, lập sổ sách kế toán của DN.

2. Ké toán phải kê khai các loại thuế sau

Trong giai đoạn đầu, sau khi nhận giấy phép kinh doanh tại Sở Kế Hoạch, phần lớn cơ quan tiếp theo doanh nghiệp sẽ là việc chính là Chi cục Thuế tại nơi đặt trụ sở công ty. Có rất nhiều loại thuế mà doanh nghiệp phải hoàn thành trong một năm, để giúp doanh nghiệp nắm vững và tránh những rủi ro đáng tiếc khi thực hiện nghĩa vụ thuế, Kế toán Hà Nội sẽ tư vấn giúp bạn một cách ngắn gọn về từng loại thuế sau:

1. Thuế môn bài

  • Thuế môn bài nộp 1 năm / lần
  • Nộp trong vòng 10 ngày hoặc ngày cuối cùng của tháng sau khi có GPKD và đã hoàn tất thủ tục khai thuế.
  • Những năm tiếp theo không có gì thay đổi thì không phải nộp lại tờ khai môn bài mà chỉ nộp tiền thuế theo bậc chậm nhất vào ngày 30/01 hàng năm.

Bậc thuế môn bài được quy định như sau:

Bậc thuế môn bài

Vốn đăng ký

Mức thuế môn bài cả năm

Bậc 1

Trên 10 tỷ

3.000.000

Bậc 2

Từ 5 tỷ đến 10 tỷ

2.000.000

Bậc 3

Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ

1.500.000

bậc 4

Dưới 2 tỷ

1.000.000

2. Thuế GTGT (VAT)

Doanh nghiệp mới thành lập chưa đủ điều kiện được kê khai theo quý thì vẫn phải nộp tờ khai thuế GTGT theo tháng.

2.1 Doanh nghiệp mới thành lập đang phát hành hóa đơn thông thường thì thực hiện kê khai thuế  áp dụng tính thuế theo phương pháp trực tiếp

  • Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 04/GTGT.
  • Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra theo mẫu số 04-1/GTGT
  • Kèm theo là nộp BC sử dụng hóa đơn theo tháng theo mẫu: 26/AC/TT156/2014/BTC
  • Thời hạn nộp tờ khai tháng là ngày 20 của tháng kế tiếp.

 2.2 Doanh nghiệp mới thành lập đủ điều kiện được phát hành hóa đơn GTGT thì áp dụng phương pháp kê khai khấu trừ nộp tờ khai theo tháng.

  • Nộp đăng ký phương pháp kê khai khấu trừ thuế GTGT theo mẫu: (06/GTGT/TT156/2013/BTC) và hàng năm nộp trước ngày 31/12  để đăng ký phương pháp khấu trừ cho năm sau.
  • Tờ khai thuế GTGT mẫu: 01/GTGT (bảng kê bán ra: 01-1/GTGT; bảng kê mua vào: 01-2/GTGT)
  • Báo cáo sử dụng hóa đơn tháng theo mẫu: 26/AC/TT156/BTC
  • Thời hạn nộp tờ khai tháng là ngày 20 của tháng kế tiếp.

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

  • Tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý: 1A/TNDN/TT156/2013/BTC. Mỗi quý nộp một lần,  thời gian gia hạn nộp tờ khai là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý.
  • Quyết toán thuế cuối năm lập theo mẫu: 03/TNDN/TT156/2013/BTC.

4. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

  • Doanh nghiệp mới thành lập nếu tổng lương tháng đầu tiên phát sinh nộp thuế mà số thuê TNCN phải nộp <= 50 triệu đồng/tháng thì nộp tờ khai theo quý. Còn nếu số thuế TNCN > 50 triệu đồng/tháng thì nộp tờ khai theo tháng. Nếu tháng nào hoặc quý nào không phát sinh nộp thuế thì không phải nộp tờ khai.
  • Mẫu từ khai hàng tháng : 02/KK/TT156/2013/BTC tháng.
  • Mẫu tờ khai quý: 02/KK/TT156/2013/BTC quý.
  • Cuối năm tổng hợp toàn bộ tiền lương phát sinh trong năm để kê khai tờ khai Quyết toán TNCN năm theo mẫu: 05/KK/TT156/2013/BTC

5. Thay đổi nội dung trong giấy phép đăng ký kinh doanh

1. Đổi tên công ty: Đây là nhu cầu của khá nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ để phù hợp hơn với chiến lược của công ty, đặc thù của thị trường và đặc biệt để khách hàng yêu mến hơn. Trước khi đổi tên, doanh nghiệp cần kiểm tra xem mình đặt tên công ty đúng theo quy định chưa? Tên công ty có trùng hay không?Sau khi nhận giấy phép thay đổi tên công ty, quý doanh nghiệp cần làm các thủ tục sau: đổi con dấu doanh nghiệp, làm thông báo gửi lên cơ quan thuế, gửi thông báo đến các cơ quan hữu quan mà công ty có giao dịch như: điện lực, ngân hàng….

Lưu ý: nếu doanh nghiệp không đổi tên công ty bằng tiếng Việt mà chỉ bổ sung tên công ty bằng tiếng Anh hoặc tên viết tắt thì doanh nghiệp không cần đổi con dấu

2. Chuyển địa chỉ công ty: Chuyển sang một địa điểm khác để phù hợp hơn với tình hình hoạt động, với khách hàng là một điều nên làm. Nhưng trước khi thay đổi bạn nên quan tâm đến các quy định về đặt trụ sở công ty (chung cư không thể đặt làm trụ sở doanh nghiệp).
Nếu chuyển địa chỉ cùng quận, doanh nghiệp chỉ cần làm thông báo lên cơ quan thuế và cơ quan hữu quan về việc chuyển địa chỉ trụ sở: điện lực, bưu chính, viễn thông, internet…
Nếu chuyển địa chỉ khác quận, doanh nghiệp cần làm thủ tục: đổi con dấu của doanh nghiệp, làm thông báo lên cơ quan thuế và làm thủ tục chuyển quận quản lý thuế, thông báo với các cơ quan hữu quan….

3. Bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh: Đây là nhu cầu phổ biến nhất của các doanh nghiệp khi muốn mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Tuy vậy bạn cần tham khảo các nội dung sau:
Ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề
Ngành nghề yêu cầu vốn pháp định
Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh, quý doanh nghiệp cần làm thông báo gửi lên cơ quan thuế và các cơ quan hữu quan

4. Tăng, giảm vốn điều lệ: Nếu tăng vốn điều lệ bạn cần quan tâm đến các bậc thuế môn bài cần đóng.Sau khi nhận giấy phép kinh doanh bạn cần làm thông báo gửi lên cơ quan thuế và các cơ quan hữu quan.

5. Thay đổi thành viên/ cổ đông góp vốn/ chủ sở hữu
Thành viên/ cổ đông/ chủ sở hữu mới cần nộp CMND/ hộ chiếu sao y công chứng cùng hồ sơ xin thay đổi thành viên/ cổ đông góp vốn/ chủ sở hữu.
Sau khi ra giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần làm thông báo gửi lên cơ quan thuế và cơ quan hữu quan.

6. Thay đổi người đại diện theo pháp luật
Mọi thứ đều có thể thay đổi để việc kinh doanh thuận lợi và tốt hơn. Người đại diện pháp luật cũng phải thay đổi nếu việc kinh doanh cần.
Người đại diện pháp luật mới cần cung cấp CMND/ hộ chiếu sao y công chứng. Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh mới, doanh nghiệp cần làm thông báo gửi đến cơ quan thuế, cơ quan hữ quan khác.

7. Thay đổi các nội dung khác
Thay đổi số điện thoại, địa chỉ mail, thông tin CMND của thành viên, đại diện pháp luật… và rất nhiều thông tin khác. Bạn cũng cần làm thông báo gửi đến cơ quan thuế và cơ quan hữu quan.

Lưu ý: Các trường hợp thay đổi trên các bạn làm thông báo tới cơ quan thuế theo mẫu: 08/MST/TT156/2013/BTC và kèm bản sao giấy chứng nhận ĐKKD mới thay đổi. Còn thay đổi vốn điều lệ làm thay đổi bậc thuế thì phải lập tờ khai thuế môn bài bổ sung. Bậc thuế môn bài theo giấy phép mới được nộp vào năm sau.

Trung tâm kế toán Hà Nội chúc các bạn làm kế toán thật tốt!

Xem thêm: Học kế toán thuế